Các mốc khám thai và những điều cần biết khi chuẩn bị có em bé

Posted on Tin Tức 3744 lượt xem

Chắc hẳn việc chào đón một em bé, luôn là điều khiến cho các ông bố và bà mẹ mong chờ. Còn gì hơn khi mà bạn biết rằng đang có một sinh linh bé bỏng đang lớn dần lên từng ngày trong bụng của mình. Thiêng liêng là thế nhưng chắc hẳn gia đình nhỏ cũng sẽ có nhiều việc cần chuẩn bị hay có những thay đổi đến bất ngờ làm nhiều người bỡ ngỡ. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì cho giai đoạn này. Khi nào thì nên tiến hành đến khám thai định kì cũng như cách chăm sóc và theo dõi tại nhà là gì?

Nội dung chính

Chuẩn bị có em bé

  • Nhiều người thường hay lo lắng và dành một khoảng thời gian gọi là dự bị trước khi muốn có em bé. Tất nhiên bao giờ chuẩn bị sẵn sàng cũng sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng và thoải mái hơn. Vậy dưới đây sẽ là một số điều mà bạn cần biết nếu muốn có em bé đấy
  • Nếu bạn và chồng của mình đã sẵn sàng thì hãy dành khoảng thời gian tầm 3-6 tháng hoặc nhiều hơn cho việc này. Không cần phải quá gượng ép hay bắt buộc ai làm gì cả hãy cứ thoải mái bạn nhé.
  • Nếu có sử dụng những phương pháp tránh thai như dùng thuốc hay miếng dán tránh thai. Cần ngưng sử dụng khoảng 6 tháng., Đây sẽ là thời gian an toàn cũng như tránh cho em bé bị dị tật hay mắc phải những căn bệnh không cần thiết
  • Đàn ông cần bỏ thuốc lá, bia rượu hoặc giảm uống đến mức tối đa vì cả hai thứ này đều có thể có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tinh trùng. Tránh mặc quần lót hoặc quần bó sát, chật quá, tránh ngồi lên yên xe nóng để lâu ngoài trời nóng. Cần hạn chế tối đa tiếp xúc, mặc đồ bảo hộ lao động theo đúng chuẩn khi tiếp xúc nhiều với hoá chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, hoặc xăng dầu, chì
  • Ăn uống cân bằng, đủ chất, đủ vi ta min và một số khoáng chất như kẽm, sắt, ăn nhiều rau quả.
  • Xét nghiệm máu (công thức máu, đinh lượng sắt, can xi, đường máu, cholesterone máu) + xét nghiệm nước tiểu + khám tổng quan tầm soát bệnh mãn tính
  • Tránh ăn thịt cá sống hoặc tái để tránh nhiễm kí sinh trùng.
  • Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, bảo đảm ngủ đủ…
  • Khám phụ khoa, chữa các bệnh phụ khoa nếu có. Làm phiến đồ cổ tử cung.
  • Xét nghiệm và kiểm tra miễn dịch: lao, rubella, thuỷ đậu, kí sinh trùng toxoplasmose, viêm gan B, C, HIV…
  • Cả người nam và nữ cũng cần tham gia vào những khóa tập luyện lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng và có sức khỏe tốt hơn khi có con. Bạn có thể tham khảo nhiều bộ môn khác nhau như yoga, đi bộ,..
  • Tẩy giun
  • Qua chế độ ăn uống phù hợp bạn sẽ có thể tự cung cấp nguồn vitamin cho thai kỳ dồi dào từ thực phẩm ăn hàng ngày đấy.

Chăm sóc tiền sản

Chăm sóc tiền sản là sự chăm sóc bạn có được khi mang thai từ các nữ hộ sinh, bác sĩ và nếu cần bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là phải tham dự các cuộc hẹn này vì họ để mắt đến sức khỏe, sức khỏe của bạn và em bé đang lớn của bạn. Trong giai đoạn này bạn sẽ được khám tổng quát, khám chuyên sâu, xét nghiệm máu hay các chế độ liên quan. Khẩu phần ăn cũng được các bác sĩ xem xét và coi ngó cẩn thận. Hơn thế nữa bạn cũng có thể sẽ được đề nghị tham gia vào những lớp học tiền sản nếu cần

siêu âm

Những điều cần biết khi dùng nghệ trong thời gian mang thai và cho con bú

Hiện nay vẫn có hai luồng ý kiến về việc sử dụng củ nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ cho những người phụ nữ đang mang bầu hoặc mẹ sữa. Một luồng cho rằng nghệ khá nguy hiểm và cũng được khuyến cáo về việc có thể gây sảy thai hay sinh non. Một bên cho rằng nghệ chính là thần dược giúp cho chị em phụ nữ cũng như em bé có sức đề kháng tốt cũng như lấy lại thanh xuân. Nghệ Bà Lan cho rắng với cả hai ý kién trên chúng đều không sai. Mấu chốt ở vấn đề này chính là việc bạn chọn lựa nghệ và sử dụng chúng như thế nào cho đúng

Với củ nghệ tươi nếu sử dụng trong việc nấu nướng hay sử dụng để ăn tươi gần như sẽ không phù hợp. Vì trong củ nghệ này ngoài curcumin chúng còn chứa dầu và nhiều tạp chất khác không hề an toàn cho cả mẹ và bé. Chúng dễ gây xơ hoặc các triệu chứng như gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Còn với việc làm đẹp như bôi ngoài da, tất nhiên công dụng chẳng ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị tinh thần vì chúng sẽ để lại trên da bạn một màu vàng ươm rất khó sạch. Không những vậy mà cả quần áo hay các vật dụng xung quanh cũng rất dễ bị dây dính bẩn.

Bột nghệ khô là cụm từ vốn để chỉ việc củ nghệ tươi được làm sạch, phơi khô và đem xay nhuyễn dùng dần. Hầu hết chúng chỉ được dùng nhiều trong các món ăn với liều lượng khá ít. Bạn có thể điểm qua một số món như lòng xào nghệ, làm màu cho cơm gà, bánh xèo, bánh khọt,…Tuy nhiên với vấn đề sử dụng cho mẹ bầu hay đang cho con bú cũng như nghệ tươi chúng không hề được khuyến khích. Đơn giản vì chúng cũng chưa được lọc tách dầu nghệ cùng nhiều tạp chất khác

Được khuyên dùng nhất ở đây chắc phải kể đến tinh bột nghệ. Đây là chế phẩm đã được lọc tách hoàn toàn những tạp chất nên tạo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Chúng có nhiều tác dụng như chống viêm, giảm cholesteron, ngăn ngừa viêm xương khớp. Các mẹ cũng nên lưu ý trong thời gian đầu thai kì nếu muốn dùng bột nghệ cần hỏi kĩ ý kiến bác sĩ. Ngoài ra nếu uống nên chọn lựa nghệ vàng nhé. Vì nghệ đen nếu uống nhiều dễ gây ra vấn đề như băng huyết,…

tinh bột nghệ vàng

Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu

Khám thai lần đầu tiên: khoảng tuần thứ 5 – 8

  • Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, tư vấn lối sống, dặn dò các loại thuốc và thực phẩm cần tránh trong thai kỳ,…
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh sau: bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc rằng đang mang thai và phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
  • Kiểm tra huyết áp biết thai phụ có bị cao huyết áp hay không và có biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.

Lần khám thai thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Trong lần khám thai thứ 2, bác sĩ sẽ thực kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.

Bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm xét nghiệm Double test và siêu âm kiểm tra dị dạng, thoát vị cơ hoành, đặc biệt là siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá thai nhi có nguy cơ bị Down hay không. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 giúp sớm xác định tình trạng của bé. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ dưới 1%. Kiểm tra cân nặng cho bà bầu

siêu âm

Khám thai thứ 3: từ tuần 16-22

Chọc ối: Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Thai phụ cũng cần lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ gây sảy thai nhưng với tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1%.

Khi khám thai lần 3, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,…để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu chưa được thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Khám thai thứ 4: trong khoảng thời gian từ tuần 22-28

Để theo dõi thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá sau:

Tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện đái tháo đường thai kỳ và can thiệp bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và có thể dùng thêm insulin

Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối

Khám thai: Đo khoảng cách từ đỉnh tử cung xuống xương mu để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai

Xét nghiệm nước tiểu

Đo huyết áp

Kiểm tra cân nặng

Lần khám thai thứ 5: từ tuần 28-32

Bác sĩ sẽ siêu âm, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.

chăm sóc tiền sản

Lần khám thai thứ 6: từ tuần 32-34

Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Xét nghiệm Non-stress (NST): Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai nhi. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Lần khám thai thứ 7: từ tuần 34-36

Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 6 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.

Lần khám thai thứ 8,9,10: từ tuần 36 đến tuần 39

Siêu âm cho bà bầu ở thai tuần 36 đến tuần 39

Đây là giai đoạn quan trọng vì thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Ở giai đoạn này thai phụ sẽ phải đi khám thai mỗi tuần 1 lần. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy như siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, thực hiện Non-stress test và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.

Một số dấu hiệu cần lưu ý

  • Giữa hai kì khám, nếu xét nghiệm máu có kết quả bất thường thì đừng chờ đến ngày hẹn mà nên đi khám sớm nhất có thể được.
  • Đã đến ngày hoặc quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu sinh.
  • Ra nước sớm (rỉ ối) khi chưa đến ngày dự sinh.
  • Mất ngủ, ăn uống kém, nôn quá nhiều.
  • Phù: mặt, chân tay.
  • Không thấy em bé cử động sau tháng thứ tư. Hoặc tự nhiên thấy em bé cử động ít đi.
  • Sốt, cảm cúm, đau đầu.
  • Mệt mỏi quá mức, tim đập nhanh, khó thở, đi lại khó khăn…
  • Đau bụng dưới, ra máu.
  • Âm đạo đau rát, đi tiểu nhiều

Holine: 0949.48.3179 ( Ms Vân )

Mình là Vân cháu của Bà Lan và là người kế thừa thương hiệu gia đình Nghệ Bà Lan. Với niềm đam mê cũng như được đào tạo chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng, mình mong rằng có thể giúp khách hàng có được sức khỏe tốt nhất

       

Nghệ Bà Lan

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tinh bột nghệ handmade 100%. Chúng tôi tự hào mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng nhất hiện nay như tinh bột nghệ vàng, tinh bột nghệ đỏ, tinh bột nghệ đen, viên tinh nghệ mật ong, tinh dầu nghệ,cao tinh nghệ.